Saturday, July 30, 2016

Các Ngôi Thánh Đường ỡ Lourdes (Pháp)

 

 

Các Ngôi Thánh Đường ỡ Lourdes (Pháp)

July 22, 2016
Share on Facebook
Tweet on Twitter
Các ngôi thánh đường tại Lourdes. (Hình: ATNT Tours & Travel)


Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel
> Khi đi du lịch, mỗi người đều có một nơi chốn muốn đến, nhưng ít người nào muốn trở lại nơi chốn mà mình đã đặt chân qua. Tuy nhiên, ngoại trừ một nơi chốn nào đó vẫn còn in đậm những tình cảm êm đềm trong tâm trí của mình.
Tôi đã đến Lourdes (Lộ Ðức) rất nhiều lần. Tuy thế, cho đến bây giờ tôi vẫn còn mang một tâm trạng muốn trở lại thành phố nhỏ bé bình an này bất cứ khi nào có dịp.
> Gave de Pau là tên một con sông nhỏ nằm về miền Tây Nam nước Pháp, sát với biên giới Tây Ban Nha. Con sông khởi nguồn từ thành phố Gavarnie chảy xuyên qua các làng phố Lourdes, Pau, Orthez…
> Lourdes chỉ là một ngôi làng nhỏ nằm cạnh thành phố Pyrenean, dân số có hơn 4,000 người, sinh sống bằng nghề đục đẽo xay mài đá vào cuối thế kỷ 19. Nhưng con sông Pau và ngôi làng nhỏ Lourdes được tất cả thế giới biết đến kể từ khi cô bé chăn cừu Bernadette có cơ duyên gặp Ðức Mẹ hiện ra bên hang động Massabielle của Lourdes.
> Ngày 11 Tháng Hai, 1858, là lần đầu tiên cô bé Bernadette nhìn thấy Ðức Mẹ hiện ra với cô. Và kể từ sau ngày đó, Bernadette còn gặp thêm Ðức Mẹ 17 lần, trước khi vào cô bé vào tu hẳn trong tu viện dòng Bác Ái tại Nevers. Sự kiện Ðức Mẹ hiển linh đã được trình báo đến các vị giám mục địa phương và tòa thánh Vatican.
Một cảnh trong “Chặng Ðường Thánh Giá.” (Hình: ATNT Tours & Travel)
> Giáo hội Công Giáo đã hết sức thận trọng trước khi quyết định công bố về sự hiển linh của Ðức Mẹ cũng như khi chấp thuận cho phép xây các ngôi giáo đường và nhà nguyện tại Lourdes. Có tất cả ba ngôi thánh đường được xây dựng tại đây. Giáo đường “Crypt” đầu tiên được xây vào Tháng Năm, 1866, bên trên hang động Massabielle nơi mà Ðức Mẹ hiện ra chuyện trò với Bernadette. Một phần thánh thể của Thánh Bernadette được thờ bên trong ngôi thánh đường này.
> Năm 1871, giáo hội hoàn tất ngôi thánh đường Ðức Mẹ Vô Nhiễm xây ngay bên trên giáo đường Crypt. Sau cùng ngôi thánh đường Ðức Mẹ Mân Côi (The Rosary Church) bên dưới ngôi thánh đường Crypt cũng được hoàn tất năm 1889. Sự hợp nhất của ba ngôi thánh đường đã tạo cho thánh đường Lourdes một kích thước to lớn và trang nghiêm bên dòng sông Pau thơ mộng.
> Trước cổng chính quảng trường, từ xa người ta đã nhìn thấy tháp chuông giáo đường cao vút và hai vòng cung thánh đường chạy dài xuống như ôm lấy quảng trường. Chính giữa quảng trường là tượng Ðức Mẹ đội vương miện, mặc áo trắng, dây lưng xanh da trời nhạt, chắp tay nhìn về phía giáo đường.
Lễ rước kiệu Ðức Mẹ diễn ra hàng đêm. (Hình: ATNT Tours & Travel)
> Cũng tại ngay quảng trường này, mỗi ngày vào lúc 5 giờ chiều buổi lễ cầu nguyện thánh thể được cử hành và lúc 9 giờ tối thì cử hành buổi lễ rước kiệu Ðức Mẹ. Gần vào các giờ cử hành lễ, đoàn người từ khắp mọi ngõ ngách thành phố đổ dồn về quảng trường. Từng đoàn người đau yếu ngồi trên các xe lăn do thân nhân (hay người tình nguyện) đẩy vào, sắp hàng dài tham dự. Họ đến đây với đức tin hết sức mạnh mẽ, khuôn mặt họ hiện ra niềm vui nào đó khiến người khác nhìn vào có thể cảm nhận được.
> Riêng lễ rước kiệu Ðức Mẹ mỗi tối từng đoàn người tham dự dài có đến cả 1-2 cây số, đứng chật của quảng trường. Chưa bao giờ đến Lộ Ðức mà tôi thấy có buổi lễ rước kiệu Ðức Mẹ nào vắng cả (kể cả những ngày mưa gió).
> Riêng tại hang động Massabielle nơi dấu tích ngọn suối tuôn trào mà ngày nay vẫn còn hiện hữu, tượng Ðức Mẹ được xếp đúng vị trí trong hốc đá nơi cô bé chăn cừu Bernadette đã nhìn thấy Ðức Mẹ ngày xưa. Trước tượng là một hàng nến bảy tầng lúc nào cũng cháy sáng bất kể ngày đêm vì bất cứ lúc nào cũng có người đến đây cầu nguyện. Nơi đây cho dù có đông người như thế nào, người ta vẫn cảm thấy một không khí trang nghiêm bao trùm lên không gian hang động Massabielle.
Hình ảnh các đoàn người đến thánh đường Lourdes xin phép lành. (Hình: ATNT Tours & Travel)
> Nhưng đến Lộ Ðức, ngoài các ngôi thánh đường và hang động Massabielle, người ta thật là thiếu sót nếu không đi qua “Con Ðường Thánh Giá.” Ðây là con đường được xây trên ngọn đồi ngay bên cạnh thánh đường. Ðường đi lên núi dài khoảng 1.3 cây số và đường xuống núi khoảng 1.5 cây số được xây dựng vào năm 1912. Các pho tượng trên “Con Ðường Thánh Giá” diễn tả lại cảnh 14 chặng đường thánh giá mà Chúa Jesu đã đi qua. Một công trình rất đáng xem, dễ hiểu và cảm động khiến người ta có thể hiểu thêm được về sự hy sinh của Chúa Jesu cứu rỗi cho nhân loại.
> Nhưng kích thước thánh đường Lourdes không ngừng ở đó, năm 1958 Basilica of Saint Pius X được hoàn thành. Ðây là ngôi thánh đường với một kiến trúc hoàn toàn mới lạ dưới lòng đất. Một ý tưởng kiến trúc táo bạo khi cung thánh được thiết kế ngay chính giữa thánh đường với mục đích là đưa Chúa đến với tất cả mọi người bốn phương. Bên trong Basilica of Saint Pius X xem chừng như lớn nhất thế giới vì có thể chứa đến 20,000 người.
> Sự hiển linh của Ðức Mẹ tại Lourdes đã được loan truyền đi rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới. Ngày nay mỗi năm có khoảng 5-6 triệu người đến viếng thăm Lộ Ðức, phần lớn là tín đồ Catholic về đây cầu xin được sự ban phước lành và sức khỏe. Chúng ta đang cư ngụ trên các đất nước được xem là giàu có nhất nhì thế giới về các điều kiện đầy đủ của đời sống, nhưng đổi lại chính chúng ta cũng lại là những người mang tâm lý “lo sợ tất cả mọi chuyện” của đời sống nhiều nhất.
Nguyện cầu nơi Ðức Mẹ hiển linh. (Hình: ATNT Tours & Travel)
> Người ta vừa sống, vừa ăn uống, vừa mang những điều lo sợ trong người. Nào là cholesterol, chất đường, chất mỡ, những nguồn tạo ra biết bao nhiêu nguyên nhân bệnh hoạn. Ra khỏi nhà thì lo sợ mọi sự nguy hiểm vây quanh như tai nạn xe, đi máy bay thì sợ máy bay rơi. Ði du lịch thì thay vì chú tâm thưởng ngoạn những cảnh đẹp thiên nhiên, những nét hay dở của văn hóa xứ người thì lại lo âu những chuyện đời sống nằm ngoài tầm tay. Con người ngày nay mang thêm biết bao nhiêu lo âu sợ hãi không cần thiết trong đời sống con người.
> Tôi đã có dịp chứng kiến những con người đã thể hiện những đức tin bằng ý chí của họ như tại Fatima, như tại Nhật Bản, Miến Ðiện. Những đêm rước kiệu Ðức Mẹ trên quảng trường nhà thờ, những hình ảnh linh thiêng trên “Con Ðường Thánh Giá,” những nét êm đềm của dòng sông Pau bên cạnh các ngôi giáo đường Lộ Ðức đã tạo trong tâm tư tôi một cảm nhận bình an hạnh phúc.
> Nơi nào tạo cho con người có một đức tin mạnh mẽ vào một đấng tối cao, nơi nào cho con người có đượcột  mniềm tin tôn giáo vượt qua sự suy luận của lý trí, nơi nào mà tình người được thể hiện bằng tấm lòng chân thật bao dung thì ở nơi đó con người sẽ quên bớt đi được những nỗi lo sợ không cần thiết của đời sống.
Với một tâm tư như thế, bạn hãy thử một lần đến với thánh đường Lourdes xem sao! 


__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Cô gái Trung Quốc bị chê vì xấu khi đăng quang Miss Michigan



Matthew Trần:

Ban tuyễn lựa hoa hậu ỡ Michigan .. chắc là mắt bị lé kã nên mới chọn this ugly Chinese broad làm hoa hậu cho Tiễu bang mình.

MT

Cô gái Trung Quốc bị chê vì xấu khi đăng quang Miss Michigan

By on July 29, 2016
Arianna Quan thành mc tiêu đ kích ca khán gi vì nhan săc kém ni bt.
Cô gái Trung Quốc bị chê vì xấu khi đăng quang Miss Michigan
Tờ QQ đưa tin, cô gái 23 tuổi gốc Bắc Kinh tên Arianna Quan đã vượt qua những nhan sắc khác để giành chiến thắng tại cuộc thi Miss Michigan 2016. Cô sẽ đại diện cho bang Michigan tham gia cuộc thi Hoa hậu Mỹ 2016.
image
Ngay khi đăng quang, Arianna Quan nhận được “rổ gạch đá” vì nhan sắc không nổi bật. Nhiều khán giả chê cười Hoa hậu có đôi mắt nhỏ xíu, nước da xỉn, gương mặt già dặn hơn tuổi thực.
image
Arianna Quan là cô gái châu Á đầu tiên đăng quang Miss Michigan, vì thế cô cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, tuy nhiên phần lớn trong đó là… đả kích. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng Quan có gương mặt thuần Trung Quốc với đôi mắt nhỏ, mũi không cao…
image
image
image
Với chiến thắng này, cô nhận được 12.000 USD tiền thưởng. Trả lời phỏng vấn, Quan nói ban đầu cô chỉ “đi thi cho vui”.
image
Tân Hoa hậu tỏ ra rất xúc động khi giành ngôi vị cao nhất. Sinh trưởng tại Bắc Kinh, Trung Quốc và sang Mỹ từ năm 6 tuổi, tới 14 tuổi, Quan trở thành công dân Mỹ. Cô hiện sinh sống tại Bloomfield Hills.
image
image
Quan trong vòng thi áo tắm. Hình thể của cô gái cũng không có điểm nào nổi trội.
image
Biểu cảm của các cô gái khi tên Quan được xướng lên cho ngôi vị Hoa hậu trở thành đề tài bàn tán cho rất nhiều người.
image
image
Bất chấp thị phi, Hoa hậu vẫn rất sung sướng khi được làm chủ vương miện Miss Michigan 2016.
image

--




__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Thursday, July 28, 2016

Các hình ảnh được in trong cuốn sách mang tên “Đông Dương” (L'Indochine) của tác giả Louis Salaün xuất bản ở Pháp năm 1903.



Matthew Trần:

Kính đề nghị đến quý độc zã xa gần nội ngoại: Nên zuy trì các hình ãnh zưới ni đễ cho các thế hệ nối tiếp chúng ta có zịp tham khão nghiên cứu khi cần.

MT

Các hình ảnh được in trong cuốn sách mang tên “Đông  Dương”  (L'Indochine) của tác giả Louis Salaün xuất bản ở Pháp năm 1903.


Đại lộ Henri Rivìere (ngày nay là phố Ngô Quyền) và Khách sạn Métropole ở Hà Nội.
Phố Hàng Bông, Hà Nội.
Cầu Long Biên, Hà Nội.
Một góc Hồ Tây, Hà Nội.
Một xưởng thêu ở Hà Nội.
Phố Nhượng Địa (Concession) ở Hà Nội, ngày nay là phố Phạm Ngũ Lão.
Trường đua ngựa ở Hà Nội, ngày nay là Cung thể thao Quần Ngựa.
Đàn Nam Giao ở Huế.
Ngọ Môn, Huế.
Lăng vua Tự Đức, Huế.
Lăng vua Minh Mạng ở Huế.
Khung cảnh bên trong lăng vua Minh Mạng.
Dinh Toàn quyền (chính giữa bức ảnh) ở Sài Gòn, nay là Hội trường Thống Nhất.
Một góc của Dinh Toàn quyền.
Quang cảnh nhìn từ tiền sảnh của Dinh Toàn quyền.
Quân cảng tại Sài Gòn.
Binh sĩ Pháp lên tàu về nước tại quân cảng Sài Gòn.
Một đơn vị quân đội người Việt ở Hà Nội.
Quan đại thần Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902), là quan nhà Nguyễn trải qua bảy triều vua từ Tự Đức đến Thành Thái, đại thần nhà Nguyễn chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp.
Hoàng Cao Khải (1850–1933), nhà văn, nhà sử học và là đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam và con trai là Hoàng Trọng Phu.


















__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Tuesday, July 19, 2016

TIỆM CÀ PHÊ 30/4



 H_nh-15


                                               TIỆM CÀ PHÊ 30/4
           Phía cỗng sau, trong khuôn viên Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập cũ)


Câu nói “thấm thía” trên là câu slogan trong các biển hiệu được đặt trang trọng nhiều chỗ công cộng ở Singapore, nơi ông Lý Quang Diệu (Thủ tướng đầu tiên của Singapore) đã từng mơ ước năm 1960: “Hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển được như Sài Gòn.” Và sau 56 năm, câu “cuộc đời không như là mơ” đã ứng nghiệm với lời ông cũng như bao con người khác từng cảm thán khi… cuộc đời không như là mơ !

Sự phát triển của Singapore đến thời điểm đó chưa bao giờ có thể so sánh được với Sài Gòn. Làm sao bằng được khi so một Hòn Ngọc Viễn Ðông với một đất nước nghèo khó, bé nhỏ vừa thành lập?  Bây giờ thì càng không thể so sánh một Con Rồng Châu Á, thu hút vốn đầu tư, nhân tài bậc nhất với một thành phố vừa mất tên vừa bị mất vô số thứ khác, trong đó có cả người tài và lòng tin.

Cách đây hai năm, khi tận mắt nhìn những hàng cây cổ thụ ở khu trung tâm Sài Gòn bị xẻ thịt, những dòng người hối hả tràn vào Thương Xá Tax ngày thanh lý cuối cùng trước khi tòa nhà lộng lẫy này bị đóng cửa, những tiểu thương và những thị dân ngậm ngùi lau nước mắt, những tấm hình share khắp nơi trên mạng xã hội, đa phần kèm theo đó là sự phẫn nộ, bất lực khi nhìn một phần ký ức, một phần cuộc sống bị xóa nhòa dần mà không làm gì được. Tôi đã tấm tức khóc và “hận cả thế giới” suốt nhiều ngày liền. (Trong cái rủi có cái may, sau lần đó trình độ thơ văn của dân Sài Gòn cũng cải thiện rõ rệt). Thế nhưng vừa rồi, cách đây vài tuần thôi, khi hàng chục, trăm cây cổ thụ ở con đường đẹp nhất nhì Sài Gòn-đường Tôn Ðức Thắng-bị chặt bỏ và dời đi. Tôi chả thèm đến ngó, không có một tia cảm xúc “thương vay khóc mướn” như vô số lần mình đã trải. Khi đọc những dòng tin về sự kiện này thì giật mình nhìn lại và hiểu ra, lòng tin của bản thân đã mất. Không phải lòng tin với bất cứ ai mà là lòng tin đối với chính mình. Tôi không tin tôi sẽ có thể buồn mãi được, vì mỗi ngày Sài Gòn đều bị mang ra cắt xén để chánh thức trở thành một thành phố Hồ Chí Minh thật sự trong mắt những người coi đó là sứ mệnh. Rồi cũng có khi ngồi một mình tự hỏi điều đó đủ gọi là bi kịch hay chưa? Khi chính nơi tôi sinh ra và lớn lên không hề an bình như đã được dạy và học. Miền Trung biển chết, Miền Tây ruộng chết, Cao Nguyên rừng chết, Ðồng Bằng người chết. Ngay cả Sài Gòn, nơi được xem là an toàn nhất cũng đang chết dần chết mòn… Cùng chung cơ thể, có lẽ nào tay chân mắt mũi bị nạn hết mà khúc ruột vẫn an toàn?
Thị dân dù đắm chìm trong dòng đời bon chen hối hả nhưng chưa bao giờ lơ là thời cuộc. Ai ai cũng mang trong sâu thẳm một chữ buồn. Rồi chẳng biết làm gì hơn mà đi khắp nơi, tìm cho mình một chỗ trú an toàn, có thể ngồi đó mà ôn lại một Sài Gòn mà họ chưa từng thấy, kể cho nhau nghe chuyện “người Sài Gòn” như là… thần thoại dưới những tàn cây xưa cũ. Chỗ đó là Dinh Ðộc Lập.

H_nh 4

Dinh Ðộc Lập, ngày nay còn gọi là dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất được Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công vào ngày 1/7/1962 trên nền dinh Norodom (dinh Thống đốc) do người Pháp xây dựng từ năm 1868. Dinh còn gọi là Phủ Tổng thống đưa vào sử dụng chính thức vào ngày 31/10/1966. Ðây là một trong những công trình kiến trúc “sống lâu” nhất Sài Gòn dẫu qua bao nhiêu dâu bể và thay đổi của thời cuộc. Nơi đây từng là công thự đẹp nhất Á Ðông – chỗ ở của những người quyền lực nhất và cũng là nơi chứng kiến nhiều biến cố lịch sử, thị dân còn gọi là “Nhà Trắng Việt Nam”.

Ngày nay, Dinh Ðộc Lập được xem là một di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương đương thời. Ở mặt sau Dinh Ðộc Lập còn có một quán cà phê luôn đông khách cũng bị/được đặt cái tên rất lịch sử – Cà phê 30/4 – thu hút tầng lớp trí thức, nhà báo, nhà văn, công an, bác sĩ lẫn nhân viên văn phòng làm việc ở xung quanh khu vực trung tâm cũng xem đây là chỗ để tiếp khách, họp mặt. Còn sinh viên học sinh thì xem đây là nơi lý tưởng đến chụp “kỷ yếu”, lưu giữ ký ức một thời áo trắng. Vì ngoài “lợi thế lịch sử”, nơi đây còn có không gian thoáng đãng, có thể đậu nhiều xe hơi lẫn xe máy, có chỗ vui chơi dành riêng cho trẻ em. Ngoài ra ở đây còn có một hệ thực vật vô cùng đa dạng.

H_nh 8

Khuôn viên, khách của quán cà phê 30/4 trong Dinh Độc Lập
                               Khuôn viên, khách của quán cà phê 30/4 trong Dinh Độc Lập

“Quán cà phê này ba mẹ ngồi mong Bim lớn trong bụng mẹ, khi nào con ra đời sẽ dẫn con đến chơi dưới những rặng cây cổ thụ lớn, thảm cỏ xanh, yên tĩnh vắng tiếng xe ồn ào, thỉnh thoảng một vài trái banh tennis đánh lạc ra ngoài khiến cho anh chàng mới biết đi thò tay lấy được vô cùng thích thú…” Một người mẹ đã thì thầm với con mình trên… mạng xã hội như vậy khi ngồi ở đây. Ðọc những dòng “tâm thư” ít ỏi thôi mà tôi có thể tưởng tượng ra một chuyện tình dài… Bạn có muốn nghe không?

Bãi đậu xe 2 bánh
                                                                         Bãi đậu xe 2 bánh

Bên cạnh những cây dầu cao trật cổ, những thảm cỏ xanh mát mắt là những chú bồ câu thân thiện, những đội sóc nâu chuyền cành “mưu sinh” ngó trước dòm sau đầy… cảnh giác. Suốt khoảng thời gian quán cà phê này mở cửa (7am đến 6pm), khách hàng sẽ luôn chìm trong khoảng trời mát rượi bởi các tán cổ thụ lung lay múa che hết nắng, bên tai ngoài những ồn ã chuyện trò còn có tiếng ve kêu da diết hoặc những giọt mưa xuyên qua kẽ lá bay bay đến đâu mát lòng mát dạ đến đó. Sài Gòn ngày càng “đất chật người đông”, bỏ lại tất cả bực dọc với nắng nóng, kẹt xe, khói bụi và ồn ào, mệt mỏi, ai lại không thèm một bầu không khí trong lành, ve kêu gió thổi, vừa gần gũi thiên nhiên vừa lịch sự, an toàn để thưởng thức vị đắng, vị ngọt, vị thơm của ly café bay bổng. Ngó từng giọt café rớt chầm chậm xuống đáy ly rồi ngó qua tòa nhà sống cùng lịch sử, sau đó… google tìm kiếm những điều mình chưa bao giờ có. Ngoài uống cà phê bạn có thể tận mắt nhìn thấy lịch sử ở ngay trước mặt. Chắc hẳn sẽ không có ai không có ấn tượng và yêu thích khuôn viên xung quanh Dinh Ðộc Lập, công trình kiến trúc lớn màu trắng được bao phủ bởi một màu xanh ngắt của thảm cỏ nhìn như bất tận cùng những cây cảnh, cổ thụ, đài phun nước… tất cả hòa quyện một cách sang trọng. Ðiều mà bạn sẽ khó thấy được ở bất cứ di tích lịch sử nào ở Việt Nam. Tôi tự hỏi tại sao nơi ở các lãnh đạo Việt Nam bây giờ khi lên báo đập vào mắt dân đa phần chỉ toàn gỗ quý, dát vàng, cũng đồ sộ đấy chứ, nhưng không hề “mát mắt” chút nào, nó đè lên người nhìn một cảm giác sợ hãi và trĩu nặng vô hình. Ðó có phải là cách phát triển của ngành kiến trúc Việt Nam hay không ?

Dinh Độc Lập 2016
                                                Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập)  2016

Thật tiếc, tôi không phải là một người am hiểu về kiến trúc để có thể trả lời câu hỏi quá “chuyên môn” trên. Như cho dù thế nào, sau bao năm, Dinh Ðộc Lập vẫn đứng đó làm “nhân chứng” cho một Sài Gòn của quá khứ, dâu bể tang thương mà đẹp nao lòng trong trái tim của bao nhiêu là người Sài Gòn, cũ lẫn mới.
 
Ai đó đã từng nói: “Người Sài Gòn không cần phải là người sanh ra, lớn lên ở mảnh đất này. Muốn làm người Sài Gòn thì hãy sống như… người Sài Gòn là được!”

H_nh-15

Ngoài những ấn tượng trên, điều thu hút tôi đến đây (nhất) chính là món lẩu riêu cá chép rất ngon miệng, vừa ăn. Cá chép rất tươi (và bự) cùng nước dùng nấu rất vừa miệng, chua chua, ngọt thanh và beo béo vị cá khiến tôi và cô bạn rất thân lần nào đến cũng… nhịn đói trước để có thể ăn hết một phần 3 người ăn có thể không hết. Một lần sau khi ăn xong nàng sẽ vỗ bụng, nói một câu vô cùng… chân lý:
– Không được chọn nơi mình sinh ra. Nhưng ít nhất chúng ta có quyền chọn món ăn mình yêu thích.
Tôi liền hưởng ứng:
– Yên tâm đi, nơi mình sinh ra thì cả thế giới này ai cũng giống nhau mà, việc gì phải chọn !


H_nh 2

H_nh 3

H_nh 5

H_nh 6

H_nh 9

H_nh 10

                         H_nh 11

H_nh 12

 Nơi vui chơi dành cho trẻ em
                                                            Nơi vui chơi dành cho trẻ em

H_nh 20

Hình ảnh chỉ mang tính chất... nhem thèm
Hình ảnh chỉ mang tính chất… nhem thèm

H_nh 22

Sinh viên chụp ảnh kỷ yếu ở Dinh Độc Lập
               Sinh viên chụp ảnh kỷ yếu ở Dinh Độc Lập
By Du Uyên
Đọc thêm


KTS NGÔ VIẾT THỤ
Người thiết kế Dinh Độc Lập.

                                                  KTS Ngô Viết Thụ - người thiết kế Dinh Độc Lập.
Bảy ngày giật giải Khôi nguyên La Mã

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ quê gốc ở làng Lang Xá (hay Lăng Xá, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Năm 18 tuổi, ông thi đỗ vào Trường Kiến trúc Đà Lạt thuộc Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau đó ông Thụ sang Pháp tiếp tục theo học kiến trúc sư tại Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris. Năm năm sau ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc.

Cột mốc đáng nhớ nhất trong cuộc đời KTS Thụ cũng là niềm vinh dự của ngành kiến trúc Việt Nam đó là vào năm 1955, ông xác lập kỉ lục khi trở thành người Việt duy nhất hiện tại đạt giải Khôi nguyên La Mã.
KTS Ngô Việt Nam Sơn, con trai KTS Thụ cho hay, giải thưởng La Mã hay Giải thưởng Rome, giải Khôi nguyên La Mã (Premier Grand de Roma) là học bổng tổ chức thường niên từ năm 1663 ở Pháp, dưới thời vua Louis XIV. Giải dành cho những nghệ sĩ hứa hẹn tài năng trong 3 lĩnh vực. Hội họa, điêu khắc và kiến trúc, sau này bổ sung thêm âm nhạc.

Thí sinh đạt giải Khôi nguyên La Mã được chuyển đến ở trong cung điện Medici tại thủ đô Rome (nước Ý) thời hạn 3 năm để nghiên cứu. Thời gian lưu trú có thể gia hạn nếu giám đốc  học viện thấy hữu ích. KTS Nam Sơn kể lại lời người cha quá cố, cho biết, vua Napoleon nước Pháp vốn mê kiến trúc Ý nên đã bỏ tiền mua cung điện trên tại quốc gia này, sau đó cử các kiến trúc sư tài năng sang học tập. Cung điện Medici cũng là trụ sở của Viện hàn lâm Pháp tại Rome. Thí sinh thắng giải Khôi nguyên được tiếp đón và sống như một quốc khách. Họ có tài xế riêng, được quyền tiếp đón khách trong cung điện. Đổi lại, những tài năng sống ở đây mỗi năm phải tổ chức triển lãm các công trình do mình nghiên cứu.
Công trình giúp cố KTS Ngô Viết Thụ đạt giải Khôi nguyên La Mã là thiết kế nhà thờ trên Đại Trung Hải với sức chứa 40 ngàn tín đồ. Như lời KTS Nam Sơn chia sẻ, bố anh từng kể khi dự giải Khôi nguyên La Mã đã chuẩn bị hàng chục bản đồ họa. Tuy nhiên trước hạn nộp bài đúng 1 tuần lễ, KTS Thụ lại bỏ tất cả, bắt tay vào vẽ mới bản thiết kế thánh đường trên diện tích giấy 10m2. Bản vẽ đã vượt qua bằng trăm bài dự thi của các nhà KTS nổi tiếng toàn thế giới, lọt vào top 10 vòng chung khảo. Ở vòng thi cuối, bản đồ họa của KTS người Việt giành được 18/9 phiếu, trở thành người thắng giải.
Những bản thiết kế quy hoạch Sài Gòn – Chợ Lớn, chợ Đà Lạt, Viện hạt nhân sau này cũng được KTS Thụ nảy nở ý tưởng trong thời gian lưu trú tại Viện hàn lâm Pháp ở Rome.

Tác giả công trình kiến trúc xanh đầu tiên ở Việt Nam

Theo nội quy giải thưởng Khôi nguyên La Mã, sau khi kết thúc lưu trú ở cung điện Medici, ông Thụ được nước Pháp tặng danh hiệu KTS trưởng các chương trình cải tạo, quy hoạch quốc gia. Nếu ở lại nước Pháp, ông được ưu tiên trong các dự án lớn. Cùng thời gian, nhiều trường đại học ở Canada mời KTS người Việt sang giảng dạy, phong hàm Giáo sư. Nhưng bỏ qua mọi vinh hoa xứ người, KTS gốc Huế quyết định trở về Việt Nam cống hiến cho tổ quốc.
Từ năm 1960, KTS Thụ về nước làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Thời gian này, chính quyền VNCH vẫn còn Bộ xây dựng đảm nhận việc thiết kế các công trình lớn của quốc gia. Ngô Đình Diệm thường mời KTS Thụ sang phủ chuyện trò, xin góp ý và ngỏ mời KTS Thụ từ chối. Sau đó chính phủ VNCH xóa tên bộ xây dựng, lập ra Tổng nha kiến thiết (gần giống với viện nghiên cứu thiết kế bây giờ) và mời KTS Thụ hợp tác tư vấn. Toàn miền Nam bây giờ chỉ có 2 văn phòng thiết kế quy hoạch xây dựng là Tổng nha thiết kế thuộc chính phủ VNCH và văn phòng của ông Thụ.
Cũng xin nói thêm, những thập niên 1960, ngành quy hoạch trên toàn thế giới đang ở giai đoạn mới phát triển, tại Việt Nam chỉ có ba người có cả hai văn bằng kiến trúc sư và văn bằng phát triển quốc gia tại nước ngoài là KTS Huỳnh Kim Mãng (giáo sư trường cao đẳng kiến trúc Sài Gòn), KTS Lê Văn Lắm (giám đốc tổng nha kiến thiết) và KTS Thụ.

Đến năm 1963, Ngô Đình Diệm triển khai xây dựng mới Dinh Độc Lập (gọi tắt là Dinh) trên nền cũ. Nhiệm vụ thiết kế Dinh được giao cho ông Thụ. Trước đó, ông Thụ phải trải qua phần sát hạch gắt gao. KTS Nam Sơn nhắc lại lời bố cho biết có rất nhiều đề án dự thi giành quyền thiết kế Dinh, chủ yếu theo 3 xu hướng: Sao chép kiến trúc cổ nước Pháp, mô phỏng theo kiến trúc đình chùa Việt Nam và nhóm đề án xây dựng công trình theo kiến trúc hiện đại nước ngoài (chủ yếu dựa theo kiến trúc Pháp). Đề án dự thi của KTS Thụ khách hẳn, ông tuân theo lối kiến trúc hiện đại nhưng pha trộn kiến trúc Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam. Từ mặt bằng tổng thể hình chữ “Cát” đến mặt bằng ngôi nhà đều bố cục theo triết học phương Đông một cách thâm túy, thể hiện qua chiết tự những chữ Hán có ý nghĩa đem lại điều tốt lành, hưng thịnh: “Trong bản thiết kế, bố tôi sử dụng chủ yếu đường nét thẳng, mái bằng trên đỉnh mái có vạt bê tông vắt ngang. Nét thẳng, mái bằng tạo nên sự uy nghiêm cho Dinh, còn vạt bê tông hay những bức tường hoa nắng tạo cảm giác gần gũi của kiến trúc Việt. Chính sự kết hợp hài hòa đó đã giúp ông vượt qua hàng trăm đề án cùng dự thi”, KTS Nam Sơn phân tích.

Trong quá trình xây dựng Dinh, khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính, nhiều nhà thiết kế muốn “chen chân” vào vị trí ông Thụ. Bản thân KTS này sẵn sàng nhượng lại, chuyển sang Pháp ở. Nhưng không lâu sau, chính quyền miền Nam phải gọi điện mời ông Thụ quay về hoàn thiện công trình mang tầm vóc quốc gia này. Sau này, mỗi lần tiếp đón nguyên thủ các nước trên thế giới, lãnh đạo chính quyền VNCH đều mời KTS Thụ sang thuyết trình về Dinh Độc Lập.

Điểm nổi bật nhất của Dinh Độc Lập như lời con trai KTS Thụ chia sẻ, đó là kiến trúc xanh nổi lên thời gian gần đây. Kiến trúc xanh tức đảm bảo 3 yếu tố cơ bản gồm gió, nước và ánh sáng tự nhiên cho công trình. KTS Nam Sơn phân tích cụ thể: Bên ngoài hành lang Dinh có các dãy hoa tường tạo nên tấm màn chống nắng từ hướng Tây đồng thời đón nắng từ hướng Bắc. Dọc hành lang hướng Tây được gắn kính chắn nước khi trời mưa, trời tạnh có thể mở cửa đón gió. Bên trong Dinh ngày trước có một máy lạnh vẫn đảm bảo không khí mát mẻ. Ngoài ra, phía trước và sau lưng Dinh là hai công viên cây xanh và các hồ nước nhân tạo đều nhằm mục đích điều hòa không khí. Vào những năm đầu thập niên 1960, đây là công trình đầu tiên xây dựng theo kiến trúc xanh – trường phái kiến trúc đang thịnh hành trên thế giới và Việt Nam.
be-st
                                    
      Trường ĐHSP Huế (tiền thân là Viện ĐH Huế) nhìn từ trên cao, hai tòa nhà chữ Y là giảng đường. 
KTS Ngô Viết Thụ thiết kế 1961 – 1963







__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Popular Posts

My Blog List